Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang có chiều hướng đi vào ổn định ở châu Á, các quốc gia tại Đông Nam Á đã linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng chống dịch để sớm mở cửa trở lại đón khách du lịch quốc tế, vực dậy ngành du lịch vốn là một trong những nguồn thu nhập chính yếu đối với các nước này.
Một trong những quốc gia có những chính sách mở cửa và khôi phục kinh tế đáng học hỏi chính là Singapore. Những chính sách này đều nhận được những quan điểm tích cực từ nhiều doanh nghiệp và các bên liên quan. Singapore cũng sẵn sàng chia sẻ những bài học của mình cho Việt Nam và các nước trong khu vực.
Câu chuyện từ Singapore: Mở cửa trở lại bước đầu giúp phục hồi nền kinh tế
Đảo quốc Sư tử mở cửa dần dần với từng quốc gia từng tháng thông qua chương trình Hành lang du lịch cho người đã tiêm chủng (Vaccinated Travel lane – VTL), và tính đến thời điểm hiện tại, Singapore đã công bố VTL với 21 quốc gia. Cụ thể, từ tháng 09/2021, Singapore đã triển khai thành công VTL đầu tiên với Đức và Brunei, cho phép du khách đã hoàn tất tiêm đủ 2 liều vắc-xin có thể nhập cảnh mà không cần cách ly. Tiếp đến là 10 nước bao gồm Úc, Thuỵ Sỹ,…trong tháng 10, đầu tháng 11/2021. Và gần đây nhất, Singapore công bố mở rộng VTL với 9 nước từ nửa cuối tháng 11/2021 và đầu tháng 12/2022.
Và tình hình mở cửa với Việt Nam cũng bắt đầu có những dấu hiệu tích cực khi Singapore công bố điều chỉnh khung đánh giá rủi ro với một số nước ASEAN. Cụ thể, từ 11/11, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Malaysia sẽ được điều chỉnh từ Nhóm III lên Nhóm II.
Hãng hàng không quốc gia Singapore Airlines (SIA) cho biết họ sẽ triển khai nhiều chuyến bay hơn theo chương trình VTL. Cụ thể, SIA đã mở rộng mạng lưới VTL tới 9 thành phố khác bao gồm Amsterdam, Barcelona, Copenhagen, London, Los Angeles, Milan, New York, Paris và Rome. Thêm vào đó, các dịch vụ VTL của SIA từ Seoul cũng bắt đầu vào 16/11.
Thông báo của Singapore về việc mở rộng chương trình VTL cũng thu hút sự đồng tình từ nhiều bên liên quan trong ngành. Philip Goh, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế IATA khu vực Châu Á Thái Bình Dương gọi động thái này là “một bước phát triển tích cực và đầy hứa hẹn cho lĩnh vực hàng không và du lịch”. Theo Straitstimes tính đến thời điểm ngày 10/11, đã có hơn 36,000 người được chấp thuận nhập cảnh Singapore thông qua chương trình VTL trong vòng 2 tháng.
Không chỉ tạo điều kiện đi lại thuận lợi, Singapore còn nới lỏng trao đổi kinh tế, trong vai trò là trung tâm kinh doanh đáng tin cậy của khu vực, đón làn sóng đầu tư từ nhiều tổ chức quốc tế. Tháng 9 vừa qua, Singapore được vinh danh trong danh sách Đối tác Chiến lược toàn cầu Best Cities Global Alliance như một điểm đến thu hút và tiềm năng cho việc tái tổ chức các sự kiện MICE trong thời điểm hiện tại.
Phó Thủ tướng Heng Swee Keat cùng ông Martin Hayes, chủ tịch Bosch khu vực Đông Nam Á, tại lễ ra mắt trung tâm đổi mới Đông Nam Á. Ảnh: Bosch
Singapore còn là nơi Bosch – thương hiệu thiết bị nhà bếp cao cấp lựa chọn làm nơi khai trương trung tâm đổi mới đầu tiên của Bosch ở Đông Nam Á – Grow. Không chỉ vậy, công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ Dell Technologies cũng chính thức ra mắt trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) trị giá 50 triệu đô la Mỹ tại Singapore. Đây là trung tâm đầu tiên nằm ngoài Hoa Kỳ có Nhóm Đổi mới Trải nghiệm thực hiện R&D để cải thiện trải nghiệm người dùng.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing (bên phải) tại lễ ra mắt Trung tâm Đổi mới Toàn cầu của Dell Technologies tại Singapore. Ảnh: Straitstimes
Các tổ chức quốc tế đều tin rằng Singapore đang trở thành một trung tâm toàn cầu về tài chính và công nghệ.
Cơ hội học hỏi và trao đổi kinh nghiệm cho Việt Nam và các nước trong khu vực
Nhờ những thành tựu bước đầu Singapore đã đạt được trong việc mở lại du lịch và khôi phục nền kinh tế đã tạo cơ hội cho các hoạt động MICE. Trong ngày 6/10 vừa qua, Tổng cục Du lịch Singapore đã ký 2 Biên bản ghi nhớ cho Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo cấp cao. Đây là cột mốc đánh dấu quan trọng đối với ngành MICE, là sự kiện kinh doanh đầu tiên có sự tham gia của các đại biểu đã hoàn tất tiêm 2 mũi vắc-xin, bao gồm lãnh đạo trong ngành Hiệp hội các nhà tổ chức sự kiện, Hiệp hội các nhà tổ chức và nhà cung cấp hội nghị & triển lãm Singapore (SACEOS), Hiệp hội các nhà tổ chức triển lãm độc lập (SISO), v.v.
Tổng cục Du lịch Singapore đã ký một biên bản ghi nhớ (MOU) với Hiệp hội các nhà tổ chức triển lãm và sự kiện (viết tắt là SACEOS). Ảnh: Straitstimes
Các sự kiện được tổ chức thành công vào năm 2020-2021 như Geo Connect Asia 2021, Convening Leaders, Asia CEO Summit,…đã c
hứ
ng minh hiệu quả của lộ trình phát triển ngành MICE tại Singapore. Quốc gia này sẽ chịu trách nhiệm đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh trong 3 năm liên tiếp. Sắp tới trong năm 2022, Hội nghị thượng đỉnh các CEO Châu Á sẽ được tổ chức tại Khách sạn Fullerton, với khoảng 150 lãnh đạo đến từ tập đoàn – một nửa đến từ Châu Á và phần còn lại đến từ Mỹ và Châu Âu.
Trong thời gian tới, khi Việt Nam – Singapore tái mở cửa biên giới, đây là dịp tốt để doanh nghiệp Việt sang giao lưu, khám phá, trao đổi cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm từ nước bạn.
Tham khảo thêm những cập nhật mới nhất về ngành du lịch Singapore tại trang web và Facebook của VisitSingapore
Nguồn: https://cafef.vn/cau-chuyen-mo-cua-va-phuc-hoi-kinh-te-cua-dao-quoc-su-tu-20211119214409476.chn